05 kinh nghiệm lựa chọn vị trí đầu tư Shophouse kinh doanh tốt nhất
Shophouse – Nhà phố thuơng mại đã và đang tạo nên những cơn sốt cho các nhà đầu tư bất động sản nhạy bén tại Hà Nội và các địa phương khác. Với giá cho thuê trung bình từ 25 $ đến 35$/m2/tháng shophouse đang là con gà đẻ trứng vàng cho chủ nhân. Song không phải shophouse nào ở Hà Nội cũng tốt? Sau đây là 05 kinh nghiệm để lựa chọn vị trí đầu tư tốt nhất:
05 kinh nghiệm lựa chọn vị trí để đầu tư Shophouse kinh doanh tốt nhất
1. Kinh nghiệm số 01: Mật độ dân cư tại vị trí mục tiêu là bao nhiêu?
Sẽ là thiếu sót và sai lầm lớn nếu không đề cập đến số dân ở mục đầu tiên. Bởi số dân sẽ quyết định then chốt đến khả năng kinh doanh sau này của shophouse. Về cơ bản shophouse có 2 dạng chúng ta cần phân biệt rõ.
+ Shophouse nhà phố khu thấp tầng: Là các nhà phố quy hoạch riêng để kinh doanh buôn bán tại các khu đô thị lớn, sở hữu sổ đỏ lâu dài.
Ví dụ như shophouse ở Vinhomes Thăng Long, Shophouse ở Vinhomes Green Bay, shophouse ở The Manor Central Park Nguyễn Xiển…
+ Shophouse khối đế tầng 1-2 các tòa chung cư: Là các lô shophouse kinh doanh thiết kế thông tầng có cầu thang bộ riêng lên tầng 2 ở khối đế toà chung cư. Hình thức sở hữu 50 năm.
Ví dụ như shophouse ở Vinhomes Times City, Shophouse ở Vinhomes Royal City, shophouse ở tầng 1 khu The Manor Mễ Trì…
> Đầu tiên chúng ta cần tính đến tổng số lượng cư dân quy hoạch của khu đô thị đó là bao nhiêu?
Ví dụ: Ở Times City với 36ha, 23 toà chung cư >> Trung bình: 500 căn/toà
> Tổng số căn hộ khoảng 11.000 căn
> Trung bình mỗi căn hộ 3 nhân khẩu
Tổng số cư dân tạm tính = 11.000 x 3 = 33.000 dân
>> Tiếp theo chúng ta cần quan tâm đến số khách hàng tiềm năng từ bên ngoài đi vào sử dụng dịch vụ mua sắm ăn uống của shophouse đó. Xem dự án có gần đường lớn hay không? Dân cư có tiện giao thông kết nối dự án hay không? Dự án có gần trung tâm đông đúc hay không?
>> Tổng hoà lại chúng ta sẽ có con số khách hàng tiềm năng của shophouse.
> Tính trung bính chia ra bình quân bao nhiêu khách hàng tiềm năng/shophouse. Con số này càng cao thì dự án shophouse đó càng có giá.
Xem thêm:
2. Kinh nghiệm số 02: Ví trí shophouse đó có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không?
Quy luật cung cầu sẽ quyết định đến giá cho thuê cũng như cơ hội kinh doanh sau này. Ở kinh nghiệm số 1 chúng ta mới phân tích đến lượng cầu. Nhu cầu của khách hàng ra sao? Bây giờ cần xem shophouse khu vực đó có nhiều nguồn cung khác hay không? Hãy xem bán kính khoảng 3km từ shophouse có:
+ Trung tâm thương mại
+ Siêu thị
+ Shophouse dự án đối thủ:
+ Nhà phố kinh doanh của dân cư.
>> Càng ít nguồn cung thì shophouse càng có khả năng kinh doanh và cho thuê sau này.
3. Kinh nghiệm số 03: Vị trí shophouse đó có gần các điểm nổi tiếng mua sắm ăn uống và vui chơi của thành phố hay không?
Điều này đề cập đến văn hoá và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ các địa danh nổi tiếng mang tiếng truyền thống của Hà Nội như:
+ Khu phố cổ 36 phố phường
+ Khu ăn uống mua sắm ở Nghĩa Tân Cầu Giấy
+ Khu ăn uống mua sắm khu vực Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, Ngã Tư Sở…
+ Khu vực Hà Đông, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Trần Duy Hưng…
Ngoài ra nếu vị trí shophouse ở dự án lớn có thể tạo ra văn hoá và địa điểm mua sắm ăn uống mới như khu đô thị Times City, The Manor Mễ Trì, Royal City…
>> Shophouse ở giữa đại dự án bao la rộng lớn hàng trăm hecta như Tây Hồ Tây… bao giờ mới nhộn nhịp và người dân mới kéo đến được???
4. Kinh nghiệm số 04: Vị trí shophouse có gần các khu vực tập trung dân cư đông người không?
Bến xe khách, bến tàu, nhà ga, bệnh viện, trường học, khu văn phòng…là những điểm kết nối và tập trung dân cư đông. Shophouse càng gần đó càng tốt cho khả năng kinh doanh buôn bán sau này.
>> Shophouse ở ngay khu vực tập trung đông người Hàn và Nhật sinh sống như Vinhomes Skylake Phạm Hùng gần KeangNam và The Manor sẽ đem lại cơ hội kinh doanh cho khách nước ngoài không thể tốt hơn.
5. Kinh nghiệm số 05: Vị trí shophouse có tiện giao thông hay không? Có bố trí chỗ để xe ô tô thuận tiện hay không?
♦ Shophouse có gần bến xe bus, có gần bến xe khách, tàu điện trên cao, các tuyến metro ngầm hay không?
♦ Shophouse có chỗ để xe ô tô và xe máy cho khách đến mua sắm ăn uống hay không?
♦ Shophouse có gần đường cấm, hay kẹt xe tắc đường giờ cao điểm hay không?…
♦ Shophouse kinh doanh tốt là vị trí giao thông linh hoạt, tiện cho xe bus, xe máy, đi bộ và có chỗ để xe ô tô nhanh chóng.
[…] Xem thêm: 05 kinh nghiệm lựa chọn vị trí đầu tư Shophouse kinh doanh tốt nhất […]