Sắp trình Chính phủ đề án xử lý tranh chấp chung cư
Sắp trình Chính phủ đề án xử lý tranh chấp chung cư
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành các đề án quan trọng đối với an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản (BĐS).
Tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2018 của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, cho biết đơn vị này đang xây dựng đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực BĐS, dự kiến tháng 12 tới sẽ trình Chính phủ.
Theo ông Ninh trong 6 tháng cuối năm, sẽ hoàn thành các đề án quan trọng đối với thị trường BĐS, bao gồm: “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp thị trường, cơ chế chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh”; “An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường BĐS đảm bảo an sinh xã hội”; “Quản lý, phát triển quỹ nhà ở công vụ của Chính phủ giai đoạn 2018 – 2021”.
Vị này cũng cho biết hiện Bộ Xây dựng đã làm xong đề cương và gửi đi lấy ý kiến các địa phương về đề án. Không chỉ Bộ Xây dựng mà nhiều bộ ngành khác cũng được Chính phủ giao xây dựng đề án an ninh kinh tế.
Việc Bộ Xây dựng xây dựng đề án an ninh trong lĩnh vực bất động sản diễn ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại vấn đề người nước ngoài mua nhà, thậm chí là nhờ mua nhà tại Việt Nam. Nhiều ý kiến lo ngại vấn đề người nước ngoài sở hữu nhà tại các khu vực nhạy cảm sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh, quốc phòng.
Năm 2018, Hà Nội đã có nhiều giải pháp để giải quyết tranh chấp chung cư như những chủ đầu tư để tranh chấp kéo dài sẽ không được xem xét đầu tư các dự án mới. Tuy nhiên, tranh chấp chung cư vẫn bùng nổ…
Trong các tồn tại, Sở Xây dựng đã xác định được nguyên nhân, trách nhiệm. “Trong 71 tòa còn tồn tại các vấn đề, Sở Xây dựng đã kiểm tra 66 nhà chung cư và đến hết tháng 10 kiểm tra các tòa còn lại. Sở sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý, tuy nhiên, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền của các quận, huyện, thị xã. Việc vào cuộc quyết liệt của các quận, huyện sẽ hạn chế sự vi phạm của các chủ đầu tư” – ông Lê Văn Dục – GĐ Sở Xây dựng Hà Nội – cho biết.
Ông Lê Văn Dục cho biết thêm, thành phố có 840 nhà chung cư đi vào vận hành. Hiện nay, tại các chung cư còn tồn tại và nổi lên các vấn đề, như tranh chấp diện tích sử dụng, bàn giao quỹ bảo trì 2%, tranh chấp xây dựng, chuyển hóa tầng sinh hoạt chung thành căn hộ, chưa tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng không thành công, kết nối hạ tầng.
Trước thực trạng này, ngay từ tháng 6, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản nêu rõ, đối với các chung cư thương mại chưa thành lập Ban quản trị, không có kinh phí bảo trì…, UBND các quận, huyện phải kiểm tra, đôn đốc xử lý. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng yêu cầu các địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện đối với các chung cư chưa đủ điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư.
Những nội dung này cần phải báo cáo Sở Xây dựng để cơ quan này kiểm tra, hướng dẫn. Đồng thời lập danh sách theo dõi để báo cáo UBND thành phố xem xét năng lực nhà đầu tư khi giải quyết đề xuất đầu tư các dự án khác. Sở TNMT không được đề xuất giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách theo dõi nói trên.
Trao đổi với PV Lao Động ngày 10.10, đại diện thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện các dự án có tranh chấp thì Sở Xây dựng vào cuộc giải quyết. “Tuy nhiên, có nhiều tranh chấp cần thời gian dài để giải quyết chứ không thể giải quyết cùng lúc được” – vị này cho hay.
Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Trương Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội BĐS Việt Nam – cho rằng, hiện nay, khi tranh chấp chung cư xảy ra thì đa phần cư dân vào thế yếu. “Chỉ ví dụ như thế này để rõ, trong quy định trước khi chủ đầu tư ký hợp đồng với cư dân thì phải đăng ký Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và được phê duyệt. Tuy nhiên, với nhiều điều khoản có lợi cho mình nên nhiều chủ đầu tư chấp nhận nộp phạt để bỏ qua bước này. Mà mức phạt tối đa chỉ 50 triệu đồng thấm tháp gì so với dự án hàng nghìn tỉ đồng” – LS Tuấn nói.
Nhận định về các giải pháp của UBND TP.Hà Nội đưa ra giải quyết tranh chấp chung cư, LS Tuấn cho rằng, mức phạt nặng nhất với chủ đầu tư là dừng xem xét, giao đất các dự án mới tuy nhiên ngay cả giải pháp này cũng không quy định rõ ràng. “Để xảy ra tranh chấp thì dừng xem xét dự án mới với chủ đầu tư nhưng phải đưa ra tiêu chí cụ thể về tranh chấp” – LS Tuấn nói.
Sẽ công khai danh tính chung cư không đảm bảo phòng cháy chữa cháy
Ngày 9.10, Thủ tướng đã có Chỉ thị 29 CT-TTg về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác quản lý vận hành nhà chung cư. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư, ban quản trị, doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và chủ sở hữu, chủ sử dụng chung cư; chế tài xử phạt các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, vận hành nhà chung cư để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với các địa phương tăng cường phổ biến tuyên truyền các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành; các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy tại các chung cư.
Đặc biệt, chỉ thị này yêu cầu “Công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an danh mục các dự án nhà chung cư không đảm bảo các quy định…”. L.A
Bài viết liên quan: https://duanbietthuchungcu.com
Chung cư cháy liên tục, HoREA kiến nghị chỗ xe cần tách biệt với chỗ ở
Chung cư cháy liên tục, HoREA kiến nghị chỗ xe cần tách biệt với chỗ ở
Cụ thể, về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy nhà chung cư. Khoản 1 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định trách nhiệm chủ đầu tư phải “Thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng” là chưa đủ, vì trên thực tế hầu hết chủ đầu tư cũng là một chủ sở hữu lớn nhất của nhà chung cư sau khi đưa vào sử dụng.
Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác đảm bảo an toàn cháy nổ nhà chung cư; Đồng thời, phải công khai các chung cư không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, hoặc không mua bảo hiểm bắt buộc;
Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh Bất động sản quy định chủ đầu tư sau khi nghiệm thu công trình chung cư thì phải thông báo cho Sở Xây dựng để kiểm tra, nếu đạt chuẩn thì Sở Xây dựng ban hành văn bản xác nhận công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng mới được bàn giao nhà cho dân vào ở (thời gian làm thủ tục hành chính này không quá 10 ngày làm việc);
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng” (mới) và bổ sung quy định khu vực để xe phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ cháy (tương tự như quy định của Singapore); và sửa đổi, bổ sung “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2010/BXD)” theo hướng nghiêm ngặt hơn, có tính đến thực tế nhiều chung cư trên 30 tầng hiện nay.
Về thẩm định thiết kế công trình theo Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng 2014 trên thực tế đã có mặt hạn chế vì đã tách “Quy trình cấp giấy phép xây dựng” thành 03 quy trình – thủ tục hành chính. Thứ nhất là quy trình cấp giấy phép xây dựng; thứ hai là quy trình thẩm định thiết kế cơ sở; thứ ba là quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật.
Hiện nay cả 3 quy trình này đều chưa liên thông giữa Bộ Xây dựng, Bộ Công an (thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy), Bộ Quốc phòng (thỏa thuận cao độ tĩnh không), mà lẽ ra phải được quy định trong “01 quy trình – thủ tục hành chính: Quy trình cấp giấy phép xây dựng”, kể cả cơ chế hiện nay về phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật chưa hợp lý.
Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 78 Luật Xây dựng 2014: “Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng” theo hướng phân cấp và giao quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật) và cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn có chiều cao tối đa không quá 120m (khoảng 35 tầng).
Theo Trí thức trẻ
Bài viết liên quan: https://duanbietthuchungcu.com
Vì sao Bộ Tài chính chọn 700 triệu đồng là ngưỡng không chịu thuế nhà?
- Published in Tin tức
Quy định về tài khoản tiền gửi quỹ bảo trì nhà chung cư
Quy định về tài khoản tiền gửi quỹ bảo trì nhà chung cư
“Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “1. Người mua, thuê mua nhà ở, chủ đầu tư phải đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở; khoản kinh phí này được tính trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này).
Chủ đầu tư phải mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nộp; khi mở tài khoản, chủ đầu tư phải ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn”.
Tuy nhiên trong Hợp đồng mua bán ký với Chủ đầu tư được thành lập vào tháng 3/2015 (trước thời gian ban hành Nghị định 99/2015/NĐ-CP) có nêu: Chủ đầu tư có trách nhiệm mở một tài khoản để nhận khoản thanh toán 2% quỹ bảo trì, số tiền gửi vào tài khoản quỹ bảo trì sẽ được tính lãi suất theo tỷ lệ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Trong khi đó, Luật Nhà ở 2014 mới được ban hành trước thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán căn hộ, nhưng lại không quy định chi tiết về tỷ lệ lãi suất tiền gửi trong Luật.
Vậy cho tôi hỏi, bây giờ cư dân chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư phải chuyển số tiền quỹ bảo trì trong tài khoản quỹ bảo trì chủ đầu tư đã mở tại ngân hàng từ lãi suất không kỳ hạn sang lãi suất có kỳ hạn thì có được không? Chủ đầu tư có bắt buộc phải chuyển đổi sang hình thức tiền gửi có kỳ hạn theo yêu cầu của cư dân hay không? Nếu cư dân chưa thành lập ban quản trị mà mới có ban đại diện lâm thời thì có được phép đại diện cho cư dân gửi yêu cầu với nội dung trên tới chủ đầu tư không?”
Sau khi nghiên cứu Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng đã trả lời thắc mắc của bạn Vũ Kiều Hạnh:
Theo nội dung câu hỏi của bà thì hợp đồng mua bán nhà ở ký với chủ đầu tư vào tháng 3/2015 là thời điểm Luật Nhà ở 2014 chưa có hiệu lực thi hành. Do vậy, các thỏa thuận trong hợp đồng, trong đó có quy định liên quan đến quỹ bảo trì phải tuân thủ quy định của Luật Nhà ở 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2005 do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì Chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng và bàn giao tài khoản đó cho Ban quản trị khi Ban quản trị được bầu ra. Ban quản trị quản lý tài khoản kinh phí bảo trì theo hình thức đồng chủ tài khoản (gồm Trưởng Ban quản trị và một thành viên do Ban quản trị cử ra) để quản lý và sử dụng khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính, số tiền lãi phát sinh trong mỗi kỳ do gửi tiền tại ngân hàng phải được bổ sung vào kinh phí bảo trì.
Như vậy, việc thỏa thuận về lãi suất tiền gửi như trong hợp đồng mua bán là phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Hiện nay, việc lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng (gọi tắt là Quy chế 02). Theo đó, kỳ hạn gửi tiền và tên người đứng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư thông qua.
Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Quy chế 02.
Như vậy, pháp luật về nhà ở không quy định Ban đại diện lâm thời của cư dân được nhận tiền quỹ bảo trì trong tài khoản quỹ bảo trì của chủ đầu tư cũng như yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển tiền từ lãi suất không kỳ hạn sang lãi suất có kỳ hạn khi chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
Tin liên quan: https://duanbietthuchungcu.com
- Published in KIẾN THỨC BĐS, Tin tức