Sau một thời gian dài phát triển cầm chừng và chưa từng có dấu hiệu sốt nóng như các thành phố công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…BĐS Hải Dương sẽ đón sự bùng nổ trong giai đoạn tới khi đón làn sóng BĐS công nghiệp đổ về.
Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp – Đón sóng đầu tư mới gần đây, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn. Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng thứ hai năm 2008 và 2020 là chu kỳ mới mạnh mẽ nhất 25 năm qua.
Quy chiếu vào thị trường BĐS công nghiệp Hải Dương thấy rõ sự bứt phá của làn sóng BĐS công nghiệp năm 2020. “Giai đoạn 2020-2025, Hải Dương tiếp tục thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỉnh tiếp tục quy hoạch và kêu gọi đầu tư hạ tầng từ 3 – 5 khu công nghiệp, 7 – 10 cụm công nghiệp mới”, ông Phạm Minh Phương, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Hải Dương cho biết.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cũng cho biết, hiện có nhiều huyện, thành phố, thị xã đã có văn bản xin bổ sung tổng cộng trên 50 cụm công nghiệp mới, với tổng diện tích lên tới trên 3.000 ha. Nhiều cụm công nghiệp trong số đó đã có nhà đầu tư xin làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mới đây nhất Công ty CP KCN kỹ thuật cao An Phát 1 vừa gửi hồ sơ lên BQL các KCN Hải Dương đề xuất thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN Nam Sách – Hải Dương với diện tích 180 ha, tổng vốn đầu tư Dự án là 1.947,169 tỷ đồng.
Báo cáo mới nhất của CBRE cũng chỉ rõ thời điểm quý III/2020, tổng diện tích đất của các khu công nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố công nghiệp chính miền Bắc, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đạt 13.800 ha. Trong đó, đất công nghiệp cho thuê là 9.600 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 78%.
Riêng các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%. Trong nhóm này, Hải Dương đang là địa phương có kế hoạch mở rộng quỹ đất công nghiệp lớn nhất. Phần lớn đất công nghiệp còn trống, có kế hoạch mở rộng hay xây mới đều có vị trí chiến lược, nằm sát các trục giao thông chính đi qua địa bàn tỉnh.
Mặc dù tốc độ “bùng nổ” phát triển BĐS công nghiệp tăng mạnh nhưng sự phát triển của phân khúc BĐS nhà ở tại Hải Dương chưa tương xứng. Lao động nhập cư đến làm việc tại 10 khu công nghiệp (KCN) và 33 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang tăng nhanh về số lượng nhưng tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân ở các KCN này vẫn rất chậm và chưa được quan tâm đúng mức.
Theo thống kê toàn tỉnh Hải Dượng hiện có khoảng 200 cơ sở lưu trú, trong đó có 03 khách sạn hạng 4 sao, 05 khách sạn hạng 3 sao, 25 khách sạn hạng 2 sao. Con số này là quá thấp so với nhu cầu trong tương lai. Đặc biệt thiếu hẳn đi phân khúc cao cấp trong khi đây sẽ là phân khúc xu hướng của thị trường trong 1,2 năm tới với các căn hộ cao cấp cho chuyên gia ngoại quốc đến sinh sống và làm việc tại Hải Dương, giống như Bắc Ninh hay Bắc Giang hiện tại.
Dự báo, đến năm 2020, gần 378.000 công nhân ở KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhu cầu nhà ở với tổng diện tích hơn 4,5 triệu m2. Cùng với đó, nhu cầu về nhà ở chất lượng cao cho đội ngũ kỹ sư, chuyên gia nước ngoài hùng hậu tới làm việc. Theo số liệu thống kê, hiện nay đang có khoảng 30 nghìn kỹ sư, chuyên gia đang làm việc tại Hải Hương và dự báo số lượng này sẽ tăng ổn định từ 20-25% mỗi năm. Họ có nhu cầu thuê nhà trong thời gian dài và sẵn sàng bỏ ra mức phí từ 800 USD/tháng để thuê được những căn hộ chuẩn 4 – 5 sao đầy đủ tiện ích.
Sự phát triển mạnh mẽ của BĐS công nghiệp Hải Dương cùng tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở chất lượng cao tại Hải Dương đã khiến nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản có đại bản doanh ở Hà Nội và các địa phương khác về đây đầu tư phát triển dự án. Tiêu biểu như: Khu đô thị phía Tây Nam Cường Hải Dương, Khu đô thị làng Việt Kiều Âu Việt, Apec Mandala Wyndham Hải Dương, TNR Stars Riverside, Ngọc Sơn Riverside… Tập đoàn FLC cũng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hải Dương cho phép đầu tư 4 dự án tại Hải Dương, bao gồm dự án du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và dự án khu đô thị.
Mới đây nhất, Công ty Ecopark Hải Dương cũng cho biết trong tháng 12/2020 sẽ triển khai toà tháp đôi Lighthouse tại với quy mô 30 tầng nằm trong khu đô thị 5 sao Ecorivers quy mô hơn 100 ha, có tổng mức đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Tính đến thời điểm Lighthouse là toà tháp đôi cao nhất tại “thủ phủ công nghiệp của Miền Bắc” và Ecorivers là khu đô thị cao cấp có quy mô lớn nhất Hải Dương.
Tòa tháp đôi được chủ đầu tư phát triển như một khách sạn 5 sao, với nhiều tiện ích chưa xuất hiện tại Hải Dương như: Sảnh đón thông tầng 5 sao; Hồ bơi vô cực trên cao 400 m2; Hệ thống gym, sauna, spa; 7 khu vườn thượng uyển bố trí dọc 2 toà tháp; Đài vọng cảnh trên đỉnh 2 toà tháp bao trọn toàn thành phố Hải Dương; Quảng trường ánh sáng 10,000 m2; Phố shopping – ẩm thực – mua sắm 1km; công viên ven hồ 60,000 m2…Toà tháp đôi Lighthouse khi hoàn thành sẽ cung cấp nhà ở chất lượng cao, đón đầu làn sóng BĐS công nghiệp đang đổ về Hải Dương mạnh mẽ.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, sau một thời gian dài phát triển cầm chừng và chưa từng có dấu hiệu sốt nóng như các thành phố công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…BĐS Hải Dương sẽ đón sự bùng nổ trong giai đoạn 2021-2025. Sức bứt phá của BĐS khu công nghiệp cùng sự đầu tư bài bản và phát triển dự án chuyên nghiệp của các chủ đầu tư lớn đổ về Hải Dương là nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản Hải Dương phát triển, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp cho chuyên gia nước ngoài.
Bài viết liên quan:
Ecopark Hải Dương triển khai tháp đôi cao nhất Hải Dương
Một ngày trải nghiệm sống nghỉ dưỡng tại Hado Charm Villas
Hado Charm Villas: Dự án xanh sinh thái bậc nhất thủ đô